Giới Thiệu chung
Tuần Châu là một phường đảo thuộc thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam. Tuần Châu hiện trở thành một khu du lịch, nghỉ dưỡng của Hạ Long.
Địa chỉ Trụ sở chính:
Đảng ủy – HĐND – UBND phường Tuần Châu có trụ sở tại: tổ 14 khu 3 phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh;
Điện thoại: 0203.3842002; Fax:
Đường dây nóng: 0913.523.505
Hòm thư công vụ: ubndtuanchau.hl@quangninh.gov.vn
Địa chỉ số: https://diachiso.gov.vn/#/map/0112500314
Tên đơn vị: UBND PHƯỜNG TUẦN CHÂU
Địa chỉ liên hệ chính thức: Tổ 14 khu 3, phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Địa chỉ trang/công thông tin điện tử (Website/Portal) chính thức http:/tuanchau.halongcity
Thông tin liên hệ:
Chuyên viên cung cấp số liệu:
Họ và tên: Trần Thị Hồng Vinh
Đơn vị công tác: UBND phường Tuần Châu
Chức vụ: Công chức Văn phòng – Thống kê
Điện thoại: 0981.655.526
Email: tranthihongvinh@gmail.com
Lãnh đạo cơ quan duyệt
Họ tên: Trần Thị An
Đơn vị công tác: UBND phường Tuần Châu
Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND phường
Điện thoại liên hệ: 0982.598.755
Email: tranthian@gmail.com
1. Lịch sử và phát triển
Vị trí địa lý
Tuần Châu nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hạ Long 15km, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 402 ha. Phường có 5 khu phố, 22 tổ, với 803 hộ, dân số 2.658 người.
Nằm trong khu vực địa lý Đông Bắc, là nền của sơn hệ vòng cung Đông Triều. Tuần Châu có khoảng 50% diện tích là đồi núi, còn lại là đất chân đồi bậc thang, tiếp đó là thung lũng tương đối bằng phẳng. Đất đai chủ yếu là đất Feralits điển hình nhiệt đới ẩm bị phân hóa mạnh, được phân chia thành hai loại: đất Feralits đỏ vàng trên đất sét và đất Feralits đỏ vàng trên đá Mácma axit, phù hợp với trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Rừng của Tuần Châu chủ yếu là rừng thông, có tiềm năng, lợi thế về phục vụ du lịch. Diện tích đất nông nghiệp trồng lúa không lớn. Tuần Châu có hệ thống bãi triều ven biển; rất thuận lợi để nuôi trồng thủy hải sản.
Trong tổng số gần 2.000 hòn đảo nằm trên Vịnh Hạ Long, nơi được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới thì Tuần Châu là đảo duy nhất có cư dân sinh sống.
Tuần Châu có khí hậu nhiệt đới, gió mùa vcn biển, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,8°C, nhiệt độ trung bình mùa hè 26.4°c, nhiệt độ trung bình mùa đông là 20°C, ngày nóng nhất: 35,7°c, ngày có nhiệt độ thấp nhất 4,2°C; lượng mưa trung bình hàng năm trên 2.000mm, tháng có lượng mưa từ 100mm trở lên là từ tháng 5 đến tháng 10; độ ẩm không khí trung bình năm là 81%.
Hàng năm từ tháng 3 đến tháng 8 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, gió từ biển thổi vào, tốc độ gió trung bình từ 3-4m/s, khí hậu mát mẻ, trong lành, từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 3-4m/s. Bình quân mỗi năm phải chịu từ 2-3 cơn bão, sức gió bình quân cấp 8 và 9. Bão lớn có thế lên đến cấp 12.
Lịch sử Văn hóa- Xã hội, con người Tuần Châu
Trên mảnh đất Tuần Châu, các nhà khoa học đã phát hiện được các di chỉ quan trọng thời đại đồ đá mới, được xếp vào giai đoạn muộn của văn hoá Hạ Long, thuộc loại hình ngoài trời.
Di chỉ xóm Nam, di chỉ này được M.Colani phát hiện năm 1938. Đến năm 1974, Viện Khảo cổ đã trở lại nghiên cứu ở đây. Trong những hố đất xung quanh nhà Ông Phạm Văn Ngang đã nhặt được một số hiện vật như bôn có nấc, lõi khoan, một số mảnh gốm màu nâu nhạt, trên bề mặt có lớp chấm rỗ, xương gốm xốp, thuộc loại gốm Hạ Long muộn điển hình.
Di chỉ xóm Đông: Tụi khu vườn đầu xóm Đông, phía Đông-Bắc đảo đã thu được một hòn đập cuội, một nửa chiếc rìu kích thước lớn.
Di chỉ xóm Kèo: Tại vườn khoai của HTX ở xóm Kèo, phía tây đảo Tuần Châu đã phát hiện được nhiều mảnh gốm màu nâu nhạt, loại gốm xốp, trên bề mặt có nhiều chấm rỗ, thuộc loại điển hình của văn hóa Hạ Long.
Những di chỉ này cùng với những hiện vật quan trọng thu được chứng tỏ ngay từ buổi bình minh của lịch sử, trên vùng đất Tuần Châu đã có cư dân thuộc nền Văn hóa Hạ Long đến định cư sinh sống.
Xưa, đảo Tuần Châu còn được gọi là núi Tuần Châu, sách Đại Nam Nhất thống chí có ghi "núi Tuần Châu cách huyện Hoành Bồ một dặm về phía đông, trước mặt là sông. Tuần Châu nằm ở vị trí quan trọng giữa cửa ngõ con đường thuỷ Thăng Long - Bạch Đằng - Vân Đồn, nên trước kia đảo được đặt một châu để canh gác, sở Tuần ty cũng đặt ở đây..."
Có nhiều cách lý giải về cái tên Tuần Châu, nhiều ý kiến cho rằng, tên đảo Tuần Châu được ghép từ hai chữ “lính tuần” và “tri châu” vì xưa kia, trên đảo đặt một trạm lính canh phòng có trách nhiệm tuần tra, bảo vệ một vùng biên ải do một viên châu quản lý. Theo đó một số tài liệu ghi chép, thì từ thế kỷ XV, tên gọi Tuần Châu đã xuất hiện.
Đến năm 1672, một số người dân làng Hải Yến (theo gia phả họ Vũ ở xã Hải Yến, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh ghi lại) khoảng 40 hộ (gồm dân các họ Vũ , Bùi, Nguyễn) đã ra đảo khai hoang, sinh cơ lập nghiệp. Thời gian định cư trên đảo được khoảng 10 năm, do hay bị bọn cướp đến cướp bóc, nhiều hộ dân lại bỏ đảo di cư ra vùng Vân Hải, Ngọc Vừng (thuộc huyện Vân Đồn ngày nay), số còn lại (khoảng 1/3) lại quay về Hải Yến sinh sống. Tuần Châu lại trở lên hoang vu.
Vào khoảng những năm 1750 đến 1780, ở vùng đất này lại có cư dân sinh sống ổn định, một bộ phận sóng bằng nghề sông biển, một bộ phận làm nghề nung vôi, gạch ở khu vực ven chân núi (gần khu vực nhà nghỉ TW hiện nay) ra đến khu vực đầu cầu gãnh phía Tây, hiện vẫn còn một số cọc táu sến đóng ven bờ cát sát với chân núi, nhưng từ những năm 1780-1790, hầu hết dân cư đều rời đảo
Cuối thế kỷ 19, vào năm 1870 có cụ Nguyễn Văn Quy là người xã Hoàng Lỗ (nay là xã Hoàng Tân huyện Yên Hưng, Quảng Ninh) cùng với 3 người con là Nguyễn Văn Đam, Nguyễn Văn Tịch, Nguyễn Văn Tiêu ra đảo săn bắn. trong quá trình đi săn trên đảo thấy trên đảo, cây cối mọc xanh tốtt, lại có nước ngọt, đất đai có thể cày cấy được, cụ cho rằng có thể sinh sống được, khi trở về Hoàng Lỗ đã bàn và rủ một số người nữa là Nguyễn Văn Tình, Hà Văn Tý, Phạm Văn Hoặc ra đảo để khai hoang, sinh sống.
Ban đầu, các cụ tập trung sinh sống tại khu vực xóm Đông (ngày nay), chặt cỏ gianh làm lều theo kiểu chữ A, chỉ để một lối ra vào, xung quanh bịt kín để đề phòng thú dữ, hàng ngày đi phát hoang, khai phá để trồng ngô, khoai, sắn, khu vực nào có nước ngọt thì để trồng lúa.
Do diện tích đảo lớn, đất nhiều, các cụ đã thống nhất chia ra từng khu vực để khai phá. Cùng với quá trình khai hoang, việc ngăn nước mặn cũng rất quan trọng, một số cụ như Phạm Văn Nhiễm, Bùi Văn Luật, Lê Đức Nghênh, Ngô Viết Ất đã tổ chức tiến hành việc đắp đê ngăn mặn. Ban đầu người ít, các cụ đã đắp được 2 con đê ngăn mặn gồm 1 đê chạy từ đầu núi Mom Diều sang đến chân núi Kèo và một con đê khác chạy sang giáp đượng vành Tây.
Đến những năm 1920-1930, sau khi đã khai phá tương đối các khu đồng cao, các cụ tính đến việc khai phá các khu đồng trũng để đưa lúa nước vào sản xuất, muốn vậy phải đắp các cửa chặn nước mặn, do đó các cụ đã họp bàn và thống nhất đắp thêm một số đoạn đê mới gồm các đê: đê Cây Sữa, đê bà Ba Muôn, đê Đầm Muối, đê Xóm Nam. Cùng với quá trình khai phá và sinh sống, cư dân trên đảo ngày một tăng, phân bố tại các xóm là Xóm Đông (ở khu vực phía Đông giáp đường xuyên đảo ngày nay), xóm Tây (còn gọi là xóm Kèo), xóm Nam, xóm Bắc (còn gọi là xóm Cát).
Cách mạng tháng Tám thành công, Tuần Châu là xã thuộc Tổng Giang Võng của huyện Hoành Bồ.
Ngày 23-6-1964, Bộ Nội vụ ra Quyết định 170-NV phê chuẩn việc Đặt xã Tuần Châu thuộc huyện Hoành Bồ về thị xã Hồng Gai.
Tháng 10 năm 2003, xã Tuần Châu được nâng lên thành Phường Tuần Châu của thành phố Hạ Long.
Từ năm 1999 trở về trước, cơ sở vật chất trên đảo còn nghèo nàn và lạc hậu, không có điện lưới, không có nước sạch, đường sá chỉ có đường mòn, không có phương tiện giao thông cơ giới. Lúc này, Tuần Châu là một xã nghèo của thành phố Hạ Long, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề chài lưới, sử dụng phương tiện đánh bắt thô sơ, đời sống của nhân dân còn nhiều thiếu thốn.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và sự đồng ý phê chuẩn của Chính phủ, của tỉnh Quảng Ninh, ngày 28- 2-1998, công ty Âu Lạc đã khởi công xây dựng con đường nối liền Tuần Châu với Quốc lộ 18A. Trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, đến ngày 08-2-1999, con đường đã chính thức nối đảo với đất liền, biến ước mơ ngàn đời của nhân dân trên đảo thành hiện thực, sự kiện này mở ra một thời kỳ phát triển mới cho Tuần Châu.
Đầu năm 2001, Sở Điện lực Quảng Ninh tổ chức khởi công kéo điện ra Tuần Châu, đến ngày 3-2-2002, sở Điện lực Quảng Ninh và thành phố Hạ Long đã tổ chức khánh thành thông điện toàn bộ xã Tuần Châu. Từ đây, nhân dân Tuần Châu đã thoát khỏi cảnh quanh năm đèn dầu leo lét.
Một trong những thế mạnh đặc biệt của Tuần Châu đó là tiềm năng về du lịch. Trong những năm qua, với sự đầu tư của Công ty Âu Lạc, đã biến Tuần Châu trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Tuần Châu có vị trí rất thuận lợi cả về đường thuỷ và đường bộ, cách quốc lộ 18A khoảng 2 km. Đây là tuyến đường huyết mạch quan trọng kết nối tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hiện nay các phương tiện giao thông từ Hà Nội đến Tuần Châu mất khoảng 2 giờ, và đi từ Móng Cái về mất khoảng 4 giờ. về đường thuỷ thì có tuyến tàu cánh ngầm đi từ Móng Câi đến Hạ Long mất 2 giờ và đi từ Hải Phòng sang mất một giờ.
Từ chỗ là một xã đảo hoang sơ, nay Tuần Châu đã trở thành một trung tâm du lịch mang tầm cỡ quốc tế với những căn biệt thự sang trọng, câu lạc bộ biểu diễn cá heo, hải cẩu, sư tử biển, chương trình nhạc nước, sân golf, cầu cảng, bến tàu du lịch, bãi tắm nhân tạo dài 4 km.
Một trong những vinh dự lớn lao đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân Tuần Châu là đã vinh dự hai lần được Bác
2. Điều kiện tự nhiên
Đảo chính nằm cách bờ phía nam phường Hùng Thắng, từ quốc lộ 18A khoảng 2 km, phía Tây - Tây Nam núi Bài Thơ 8 km, diện tích 1.205,71 ha. Địa hình chủ yếu là đồi núi và bãi triều. Dải núi đất chạy dài ở phía đông, đỉnh Mom Diều cao 64m. Phường còn có hai hòn đảo nhỏ không có người ở là Hòn Nón và Hòn Trụi.
Tuần Châu có vị trí thuận lợi về đường thuỷ và cả đường bộ, là huyết mạch quan trọng kết nối tam giác tăng trưởng kinh tế, du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Giao thông đến Tuần Châu rất thuận tiện. Theo đường bộ, từ Hà Nội đến Tuần Châu chỉ mất khoảng 2 giờ, từ Móng Cái vào Tuần Châu chỉ mất khoảng 3 giờ. Về đường thuỷ thì có tuyến tàu cánh ngầm đi từ Móng Cái đến Hạ Long mất 2 giờ và từ Hải Phòng sang mất 1 giờ. Hiện nay đã có đường nhựa chạy thẳng từ đất liền ra đảo (trước đây dùng đò) và bến phà kết nối với đảo Cát Bà. Phà đi từ bến phà Tuần Châu sang bến phà Gia Luận của đảo Cát Bà hết 45 phút. Từ Bến phà Gia Luận đi đến trung tâm đảo Cát Bà còn gần 20 km. Giờ phà xuất phát tùy theo mùa. Ngoài ra du khách có thể đến Tuần Châu bằng thủy phi cơ theo tuyến Hà Nội - Hạ Long.
3. Kinh tế xã hội
Toàn bộ dân cư trên đảo là người Kinh. Trước đây có 5 xóm: xóm Cát, xóm Đình, xóm Nam, xóm Đông và xóm Kèo. Hiện nay phường có 5 khu phố với 22 tổ dân.
Từ năm 1999 trở về trước, cơ sở vật chất trên đảo rất nghèo nàn và lạc hậu: không có điện lưới, không có nước sạch, đường sá chỉ là đường mòn và không có các phương tiện giao thông cơ giới. Tuần Châu lúc đó chỉ là một xã đảo nghèo thuộc thành phố Hạ Long, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề chài lưới sử dụng các phương tiện đánh bắt rất thô sơ và làm ruộng. Đời sống văn hoá tinh thần của người dân vì thế rất thiếu thốn.
Vào năm 2002, một khu du lịch mới được xây dựng trên đảo đã mang đến một diện mạo, dáng vẻ mới. Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của phường được đầu tư phát triển mạnh. 100% số hộ dân được dùng điện lưới quốc gia và dùng nước sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn. 90% đường liên khu, đường tiểu mạch dân sinh được bê tông hóa. Một số công trình được đầu tư mới như: trụ sở UBND phường, trường học, trạm y tế phường.
Tuần Châu ngày nay còn được biết đến như một trung tâm du lịch quốc tế.
Tin tức khác
- Đề xuất tạo nguồn thực hiện chính sách tiền lương, thưởng, trợ cấp năm 2025
- Chính sách tiền lương, thưởng, phúc lợi thỏa đáng - động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động
- Chính sách của nhà nước về lao động được quy định như thế nào?
- Nỗ lực cao nhất để triển khai đồng bộ, kịp thời và hiệu quả các chính sách lao động, người có công và xã hội
- QUÝ 4-Báo cáo kết quả bảo đảm An toàn thực phẩm năm 2024